HocNguVan.net - Hiện nay, số lượng đề thi thử theo cấu trúc mới 2016-2017 môn ngữ văn còn rất ít. Vì vậy, để giúp các member của page học tốt hơn, Học ngữ văn sẽ giới thiệu cho các bạn một đề khảo sát lớp 12 lần 1 môn Văn của THPT chuyên Hùng Vương - Phú Thọ năm học 2016-2017 đúng cấu trúc đề minh họa của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Đề thi học sinh giỏi ngữ văn tỉnh Quảng Bình lớp 11 vòng 2 năm học 2015-2016
- Đề thi minh họa THPTQG môn Văn 2017 - Bộ Giáo dục và đào tạo
- Đề thi thử THPTQG môn Văn của THPT Chu Văn An năm 2017
Đề khảo sát lớp 12 lần 1 môn Văn của THPT chuyên Hùng Vương - Phú Thọ năm học 2016-2017
(Thời gian làm bài: 120 phút)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời
câu hỏi từ 1 đến 4:
“Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca
dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân
tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của
đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng
những tình tiết lịch sử mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau
và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ
ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt
trong bối cảnh quốc tế.”
(Trích “Thư gửi học sinh nhân ngày
tựu trường năm học 2016 – 2017” - Marcel van Miert, Chủ tịch điều hành
hệ thống trường quốc tế Việt – Úc)
Câu 1: Xác định phương
thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2: Chỉ rõ biện pháp tu từ
cú pháp trong đoạn văn và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.
Câu 3: Anh (chị) có đồng tình
với ý kiến được nêu trong câu văn sau: “Tự hào dân tộc không
phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản
sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế”. Tại sao?
Câu 4: Từ nội dung của đoạn trích,
anh (chị) thấy bản thân cần làm gì để thể hiện niềm tự hào dân
tộc? (Trình bày trong khoảng 7 đến 10 dòng).
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu
trong câu văn ở phần ngữ liệu đọc hiểu:
“Tự hào dân tộc không phải là
việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc
người Việt trong bối cảnh quốc tế”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị
về vẻ đẹp hình tượng người lính qua đoạn thơ sau trong bài “Tây
Tiến” của Quang Dũng:
“Tây Tiến đoàn binh
không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai
hùm
Mắt trừng gửi mộng qua
biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm.
Rải rác biên cương mồ
viễn xứ
Chiến trường đi chẳng
tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về
đất
Sông Mã gầm lên khúc độc
hành”
(Tây
Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập 1)
Hướng dẫn chấm thi:
Câu 1:
Phương
thức biểu đạt chính là nghị luận.
Câu 2:
-
Biện pháp tu từ cú pháp là lặp cấu trúc: “Tự hào dân tộc không
phải là... mà là...”
-
Hiệu quả: Nhấn mạnh và khẳng định quan điểm của người viết về tự
hào dân tộc.
Câu 3:
Đồng
tình với ý kiến vì bản sắc dân tộc là những nét riêng ưu việt nhất
của dân tộc đó cần được thể hiện và giữ gìn trong thời kì hội
nhập.
Câu 4:
Thí
sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, bày tỏ được quan
điểm cá nhân đảm bảo các ý: nhận thức rõ hơn về bản sắc dân tộc,
quảng bá hình ảnh quê hương đất nước, luôn giữ gìn những vẻ đẹp
truyền thống của bản sắc dân tộc.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
-
Giải thích ngắn gọn “tự hào dân tộc”: sự ngưỡng mộ, tự tôn về
những vẻ đẹp trong bản sắc dân tộc.
-
Không phải tự tôn mù quáng cũng như đề cao nền văn hóa dân tộc mình
mà hạ thấp các nền văn hóa dân tộc khác.
- Luôn có ý thức trong việc giữ gìn
và thể hiện bản sắc người Việt.
Câu 2 (5,0 điểm)
a. Yêu cầu chung:
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị
luận, xác định đúng yêu cầu nghị luận.
- Trình bày sáng rõ, không sai quá 03
lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Sáng tạo, thể hiện được cảm nhận
riêng độc đáo.
b. Cụ thể:
* Giới thiệu chung:
- Giới thiệu về Quang Dũng và bài
thơ Tây Tiến.
- Vị trí đoạn trích, khái quát vẻ
đẹp hình tượng người chiến binh Tây Tiến.
* Vẻ đẹp hình tượng người lính trong
đoạn thơ:
- Vẻ đẹp lãng mạn của người lính
Tây Tiến:
+ Bút pháp lãng mạn khắc họa khí
phách, bản lĩnh phi thường trên nền hoàn cảnh khốc liệt, gian khổ
của cuộc sống chiến đấu.
++ Nghệ thuật đảo ngữ “Tây Tiến đoàn
binh không mọc tóc”, cách diễn đạt “đoàn binh” -> khắc họa hình
ảnh độc, lạ về đoàn quân.
++ Cụm từ “dữ oai hùm” với âm
hưởng rắn rỏi phô diễn sức mạnh của những mãnh chúa oai thiêng.
+ Nỗi nhớ trong tâm hồn người chiến
binh gắn với hình ảnh “mắt trừng gửi mộng”, “dáng kiều thơm”.
- Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây
Tiến:
+ Khắc họa sự hi sinh anh dũng và
thầm lặng:
++ Nghệ thuật đảo ngữ: “rải rác”.
++ Sử dụng từ Hán Việt: “biên cương”,
“viễn xứ”.
++ Hình ảnh ẩn dụ: “đời xanh”; cụm
từ “chẳng tiếc” làm nổi bật lí tưởng cao đẹp của những chiến binh
Tây Tiến anh dũng.
-> Cảm xúc ngưỡng mộ và xót
thương trong lòng người đọc.
+ Sự hóa thân bất tử của những
người lính Tây Tiến làm nên sức sống của Tổ quốc qua hình ảnh “về
đất”.
+ Khúc ai điếu đưa tiễn của sông Mã
và núi rừng Tây Tiến:
++ Động từ mạnh: “gầm”
++ Từ Hán Việt: “độc hành”
-> Khúc tráng ca tiễn biệt
hào hùng, sự thành kính tiếc thương những người lính.
* Đánh giá
- Vẻ đẹp lí tưởng của hình tượng.
- Nghệ thuật thể hiện hình tượng:
Bút pháp lãng mạn tô đậm cái phi thường; từ ngữ Hán Việt trang trọng.
- Tình cảm, thái độ trân trọng của
nhà thơ đối với những người đồng đội đã hi sinh cho Tổ
quốc.